Bánh kẹo và nước ngọt luôn là những thức ăn rất hấp dẫn với trẻ nhỏ. Nhưng việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến bé bị sâu răng, gây ra tình trạng đau nhức và biếng ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân nặng và sức khỏe của bé. Dưới đây là những hiểu biết xoay quanh vấn đề sâu răng ở trẻ cũng như cách chăm sóc răng cho bé khi bé bị sâu răng mà bậc cha mẹ cần lưu ý.
Khái niệm sâu răng
Theo kiến thức y khoa thông thường, sâu răng là một bệnh mà do rất nhiều yếu tố khác nhau tổng hợp lại gây nên như: độ cứng của men và ngà răng không cao, ít nước bọt hoặc ít các thành phần bảo vệ tổ chức cứng của răng trong nước bọt. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thức ăn quá nhiều chất đường, tinh bột và hydratcarbon làm bề mặt răng dễ lưu lại thức ăn cùng với việc không thực hiện đầy đủ các bước khi vệ sinh răng miệng cũng làm tăng mật độ và số lượng vi khuẩn dẫn đến sâu răng.
![](file:///C:/Users/WIN8~1.1VE/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg)
Khi bị sâu răng, ban đầu người bệnh sẽ không cảm thấy gì vì lúc này răng sâu chỉ mới có triệu chứng đổi màu và lỗ sâu răng cũng chưa được hình thành. Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và vẫn tiếp tục duy trì các thói quen ăn uống nhiều chất đường bột thì qua một thời gian rất ngắn, răng sẽ biến đổi sang màu nâu hoặc đen. Lỗ sâu răng cũng bắt đầu xuất hiện khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu khi ăn uống vì thức ăn sẽ giắt vào chỗ răng sâu.
Sâu răng sẽ càng nặng hơn khi lỗ sâu tiếp tục bị sâu dẫn đến phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiềm vào tầng sâu của răng. Nếu để bệnh nặng hơn sẽ làm tủy răng bị viêm nghiêm trọng.
Nguyên nhân nào làm bé bị sâu răng?
Các chuyên gia về răng hàm mặt cho biết có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn khi bám vào mặt răng sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng. Những chất này sẽ hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn bám chặt vào răng, hình thành nên các đốm khuẩn và tấn công răng của bé.
![](file:///C:/Users/WIN8~1.1VE/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image003.jpg)
Đường cũng là một trong những nguyên nhân làm bé bị sâu răng. Nếu cha mẹ cho bé ăn uống những thức ăn có quá nhiều đường sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều. Ngoài ra, nếu mẹ không tập cho bé thói quen đánh răng trước khi đi ngủ thì các gợn thức ăn trong ngày sẽ còn bám vào kẽ răng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Điều trị bé bị sâu răng như thế nào?
Khi bé bị sâu răng, bạn đừng quá lo lắng vì hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp chữa trị răng sâu và chăm sóc răng cho bé. Đối với trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ sâu thì nha sĩ có thể dùng thuốc điều trị. Thông thường, nha sĩ sẽ chấm thuốc có tính sát khuẩn vào những chỗ bị sâu nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây ra đổi màu men răng.
![](file:///C:/Users/WIN8~1.1VE/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image005.jpg)
Phương pháp nạo bỏ phần răng bị sâu cũng là một phương pháp hữu hiệu đối với bé bị sâu răng. Nạo bỏ phần răng bị sâu có thể dùng được cho mọi lỗ sâu răng, nhất là với những lỗ sâu rộng nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Thêm một phương pháp để chữa cho bé bị sâu răng là phương pháp tái khoáng phần bị sâu. Nha sĩ sẽ dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florine đổ vào nơi răng sâu. Phương pháp này có thể áp dụng được với cả những trường hợp mới chớm bị sâu răng vì nó giúp thu hẹp vùng có màu trắng vôi và khiến vùng đó ngừng phát triển. Tái khoáng là phương pháp khá đơn giản, hiệu quả và đặc biệt là không khiến bé bị sâu răng cảm thấy đau buốt khi điều trị.
Chăm sóc răng cho bé sau khi sâu răng
Để chăm sóc răng cho bé sau khi sâu răng tốt nhất là bạn hãy chắc chắn rằng trẻ luôn vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Việc có thói quen đánh răng thường xuyên sẽ giúp cho răng hàm luôn được sạch sẽ để vi khuẩn sâu răng không có điều kiện phát triển. Kem đánh răng tốt nhất có thể dùng cho trẻ là kem đánh răng chứa Florine giúp diệt khuẩn sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể cho trẻ dùng bổ sung thêm nước súc miệng để đảm bảo răng miệng bé luôn được bảo vệ an toàn.
![](file:///C:/Users/WIN8~1.1VE/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.jpg)
Ngoài ra, bạn nên tập cho bé biết lắc đầu từ chối trước những thức ăn chứa nhiều đường ngọt hấp dẫn. Ăn ít đồ ăn ngọt sẽ tốt cho men răng cũng như sức khỏe của bé. Và điều cuối cùng nhưng rất quan trọng là hãy cho bé đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị những vấn đề về răng miệng ở trẻ nhỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét